Winston Churchill

Bức ảnh ''[[The Roaring Lion]]'' chụp bởi [[Yousuf Karsh]] tại [[Centre Block|Nghị viện Canada]], 1941 Sir Winston Leonard Spencer Churchill }} (30 tháng 11 năm 187424 tháng 1 năm 1965) là một chính khách, binh sĩ và cây bút người Anh. Ông từng hai lần giữ cương vị Thủ tướng Vương quốc Anh: lần một từ năm 1940 đến năm 1945 trong Thế chiến thứ hai, và lần hai từ năm 1951 đến năm 1955. Ngoại trừ từ năm 1922 đến năm 1924, ông ngồi ghế Nghị sĩ (MP) từ năm 1900 đến năm 1964, đại diện cho tổng cộng 5 khu vực bầu cử thuộc Vương quốc Anh. Với hệ tư tưởng ngả về chủ nghĩa tự do kinh tếchủ nghĩa đế quốc, ông là thành viên của Đảng Bảo thủ suốt phần lớn sự nghiệp trên chính trường, thậm chí từng lãnh đạo đảng này từ năm 1940 đến năm 1955. Ngoài ra, ông tham gia Đảng Tự do từ năm 1904 đến năm 1924.

Churchill chào đời tại Oxfordshire trong gia đình Spencer giàu sang và quyền quý, mang cả gốc Anh lẫn Mỹ. Ông gia nhập Quân đội Anh vào năm 1895, từng tham chiến tại Ấn Độ thuộc Anh, Sudan, và Nam Phi, nổi tiếng với vai trò phóng viên chiến sự và những hồi ký kể lại cuộc chiến. Ông được bầu làm MP Bảo thủ vào năm 1900, song từ bỏ để gia nhập Đảng Tự do vào năm 1904. Dưới chính phủ Tự do thời H. H. Asquith, Churchill được bổ nhiệm làm Chủ tịch Ban Giao thươngBộ trưởng Nội vụ. Trong giai đoạn này, ông lên tiếng đòi cải cách hệ thống nhà tù và an ninh xã hội cho người lao động. Giữ chức Đệ nhất Đại thần Hải quân hồi Thế chiến thứ nhất, ông là người chịu trách nhiệm chính cho Chiến dịch Gallipoli; song sau khi rõ ràng đây là một thảm bại hoàn toàn, Churchill bị giáng xuống chức Tướng quốc Lãnh địa Công tước Lancaster. Ông xin từ chức vào tháng 11 năm 1915 để gia nhập trung đoàn Royal Scots FusilierMặt trận phía Tây trong vòng 6 tháng. Năm 1917, ông quay về phục vụ cho chính phủ thời David Lloyd George, kiêm nhiệm chức Bộ trưởng Đạn dược, Quốc vụ khanh Chiến tranh, Quốc vụ khanh Không quân, và Quốc vụ khanh Thuộc địa. Ông được giao phó phận sự giám sát Hiệp định Anh-Ireland và chính sách đối ngoại của Đế quốc Anh ở Trung Đông. Sau hai năm ngồi ghế Nghị viện, ông được phong chức Bộ trưởng Ngân khố dưới chính phủ Bảo thủ thời Stanley Baldwin.

Nghỉ công vụ trong "những năm tháng hoang dại" hồi thập niên 30, Churchill dẫn đầu nỗ lực kêu gọi chính phủ tái vũ trang quân đội để phòng ngừa chủ nghĩa quân quốc đang trỗi dậy ở Đức Quốc xã. Khi Thế chiến thứ hai nổ ra, ông được tái bổ nhiệm chức Đệ nhất Đại thần Hải quân. Tháng 5 năm 1940, ông nối gót Neville Chamberlain nhậm chức Thủ tướng Anh, sau đó giám sát đốc thúc nỗ lực chiến tranh của phe Đồng minh chống lại phe Trục, thành quả là chiến thắng vào năm 1945. Sau khi Đảng Bảo thủ thất cử trong cuộc tổng tuyển cử năm 1945, Churchill trở thành Lãnh đạo phe Đối lập trong nghị viện Anh. Trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, ông đã ra thông cáo nổi tiếng rằng, một "bức màn sắt" đã buông xuống vì ảnh hưởng sâu rộng của Liên Xô ở Đông Âu, đồng thời liên tục nhấn mạnh sự đoàn kết của toàn thể châu Âu. Giữa hai nhiệm kỳ Thủ tướng, ông chắp bút viết nhiều hồi ký thời chiến và vinh dự nhận Giải Nobel Văn học vào năm 1953. Ông thất cử chức Thủ tướng năm 1950, song tái nhiệm vào năm 1951. Chính phủ nhiệm kỳ hai của Churchill hầu hết phải giải quyết các vấn đền liên quan đến đối ngoại, đặc biệt là quan hệ song phương Anh-Mỹ và những di sản của Đế quốc Anh sau khi Ấn Độ giành độc lập. Về đối nội, Churchill chú trọng vào các chính sách xây dựng nhà ở, cũng như hoàn thành dự án chế tạo bom hạt nhân được khởi xướng bởi người tiền nhiệm. Do sức yếu, ông thôi chức Thủ tưởng vào năm 1955 nhưng vẫn giữ một ghế MP trong Nghị viện cho tới năm 1964. Churchill qua đời vào năm 1965; một lễ quốc tang đã được cử hành để tưởng nhớ ông.

Được công nhận rộng rãi là nhân vật lịch sử cực kỳ quan trọng của thế kỷ 20, Churchill vẫn rất nổi tiếng ở các nước Anh ngữ, những nơi coi ông như một thủ lĩnh thời chiến lỗi lạc đã góp phần bảo vệ nền tự do dân chủ của châu Âu trước nguy cơ chủ nghĩa phát xít lan rộng. Tuy vậy, bên cạnh một số lỗi lầm thời chiến, ông cũng hứng chịu nhiều chỉ trích vì tư tưởng đế quốc chủ nghĩa và quan điểm phân biệt chủng tộc của mình . Được cung cấp bởi Wikipedia
Đang hiển thị 1 - 9 kết quả của 9 cho tìm kiếm 'Churchill, Winston, 1874-1965', thời gian truy vấn: 0.01s Tinh chỉnh kết quả
1
Bằng Churchill, Winston, 1874-1965
Được phát hành 1948
Tác giả khác: ...Churchill, Winston, 1874-1965...
Sách
2
Bằng Churchill, Winston, 1874-1965
Được phát hành 1945
Tác giả khác: ...Churchill, Winston, 1874-1965...
Sách
3
Bằng Churchill, Winston, 1874-1965
Được phát hành 1970
Tác giả khác: ...Churchill, Winston, 1874-1965...
Sách
4
Bằng Churchill, Winston, 1874-1965
Được phát hành 1948
Tác giả khác: ...Churchill, Winston, 1874-1965...
Sách
5
Bằng Churchill, Winston, 1874-1965
Được phát hành 1949
Tác giả khác: ...Churchill, Winston, 1874-1965...
Sách
6
Bằng Churchill, Winston, 1874-1965
Được phát hành 1950
Tác giả khác: ...Churchill, Winston, 1874-1965...
Sách
7
Bằng Churchill, Winston, 1874-1965
Được phát hành 1950
Tác giả khác: ...Churchill, Winston, 1874-1965...
Sách
8
Bằng Churchill, Winston, 1874-1965
Được phát hành 1951
Tác giả khác: ...Churchill, Winston, 1874-1965...
Sách